Bệnh viêm gan B (VGB) mãn tính là virus VGB xâm nhập vào cơ thể chúng ta trên 6 tháng mà hệ thống miễn dịch không tiêu diệt được virus; lúc này đoạn gen của virus đã chui vào trong nhân tế bào gan. Khi chui vào nhân tế bào gan, đoạn gen của virus VGB được sửa chữa để tạo thành DNA vòng khép kín, gọi là cccDNA (covalently closed circular DNA). Từ đây cccDNA trong các tế bào gan sẽ chỉ huy tế bào gan tổng hợp nên các thành phần của virus VGB rồi lắp ghép tạo thành các virus VGB hoàn chỉnh, phá vỡ tế bào gan ra máu ngoại vi.
Bệnh viêm gan B (VGB) mãn tính là virus VGB xâm nhập vào cơ thể chúng ta trên 6 tháng mà hệ thống miễn dịch không tiêu diệt được virus; lúc này đoạn gen của virus đã chui vào trong nhân tế bào gan. Khi chui vào nhân tế bào gan, đoạn gen của virus VGB được sửa chữa để tạo thành DNA vòng khép kín, gọi là cccDNA (covalently closed circular DNA). Từ đây cccDNA trong các tế bào gan sẽ chỉ huy tế bào gan tổng hợp nên các thành phần của virus VGB rồi lắp ghép tạo thành các virus VGB hoàn chỉnh, phá vỡ tế bào gan ra máu ngoại vi.
Do gen của virus VGB chui vào nhân tế bào gan, nên các thuốc điều trị kháng virus VGB hiện nay vẫn không thể ngấm vào trong nhân tế bào gan để tiêu diệt được cccDNA được. Vì vậy VGB mãn tính hiện nay không thể điều trị khỏi được, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ rất thấp, từ0,5-2% người bị VGB mãn tính điều trị khỏi.
Quá trình nhân lên của virus VGB trong tế bào gan
Đối với những người nhiễm VGB mãn tính mà điều trị khỏi thì có hai nhóm:
Nhóm phải dùng thuốc kháng virus: thì phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của Bác sỹ chuyên khoa, như dùng thuốc kháng virút VGB, chế độ ăn uống nghiêm ngặt để bảo vệ lá gan. Ở nhóm này là bệnh nhân ở giai đoạn thải trừ miễn dịch và giai đoạn tái kích hoạt.
Nhóm không phải dùng thuốc kháng virus: Chỉ cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để bảo vệ lá gan. Ở nhóm này là bệnh nhân ở giai đoạn dung nạp miễn dịch và giai đoạn virus không hoạt động.
Những bệnh nhân điều trị khỏi VGB mãn tính (một trong hai nhóm trên), ngoài việc tuân thủ dùng thuốc kháng vi rút VGB, chế độ ăn uống như trên thì còn là yếu tố vi rút và sức đề kháng của bệnh nhân nữa. Yếu tố vi rút là đặc điểm con vi rút VGB trong lá gan của bệnh nhân phải không bị đột biến, không có kháng thuốc. Sức đề kháng của bệnh nhân là phải tốt, không bị suy giảm miễn dịch, tuổi trẻ (thường là dưới 40 tuổi).
Vậy cơ sở khoa học để đánh giá điều trị khỏi VGB mãn tính là gì? hiện nay vẫn có một số cơ sở điều trị VGB bằng thuốc y họccổ truyền hoặc các cơ sở kinh doanh các thuốc/thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm gan tuyên bố là điều trị khỏi VGB mãn tính. Các cơ sở này quảng cáo điều trị khỏi bằng cách chụp các kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút (HBV-DNA) là dương tính dưới ngưỡng hoặc HBV-DNA âm tính. Như vậy chưa đủ bằng chứng khoa học nói là điều trị khỏi VGB mãn tính.
Việc tìm ra thuốc để điều trị khỏi bệnh VGB mãn tính đang là mục tiêu của các nhà khoa học trên thế giới đang đeo đuổi từ hàng chục năm nay. Vậy căn cứ vào ý nghĩa của các marker chẩn đoán VGB thì tiêu chuẩn để đánh giá điều trị khỏi VGB mãn tính là:
1. Đáp ứng về huyết thanh học (cácmarker)
-HBV-DNA phải âm tính: nghĩa là không còn đoạn gen của vi rút trong huyết thanh của bệnh nhân.
-Định lượng HBsAg (qHBsAg) phải giảm dần qua các lần xét nghiệm cách nhau 3-6 tháng, mỗi lần phải giảm từ 20% trở lên.
-Phải có chuyển đảo huyết thanh:
+HBsAg từ dương tính sang âm tính và xuất hiện AntiHBs; đây là tiêu chuẩn vàng để khẳng định khỏi VGB mãn.
+HBeAg từ dương tính chuyển sang âm tính và xuất hiện AntiHBe.
2. Đáp ứng về sinh hóa: Enzym gan (ALT/AST) phải về bình thường
3. Ý nghĩa lâm sàng của các marker VGB
Marker
|
Ý nghĩa lâm sàng
|
HBsAg
|
HBsAg (Hepatitis B surface Antigen): là kháng nguyên bề mặt của virus VGB, là dấu ấn xuất hiện đầu tiên, 1-3 tuần trước khi có triệu chứng, nếu tồn tại trên 24 tuần là nhiễm virus VGB mạn tính.
|
Anti-HBs
|
Kháng thể Anti-HBs (Hepatitis B surface Antibody): là kháng thể được hình thành để kháng lại HBsAg, xuất hiện khi mất HBsAg trong thời kỳ bình phục từ 2-16 tuần. Anti- HBs có tác dụng chống tái nhiễm virus VGB, là kháng thể cũng được xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng VGB.
|
HBeAg
|
HBeAg (Hepatitis B evolope Antigen): là kháng nguyên vỏ nhân của virus VGB. Xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng, là lúc vi rút đang nhân lên, có nguy cơ lây nhiễm cao. HBeAg xuất hiện đầu tiên khi HBsAg bắt đầu được phát hiện, tồn tại 4-5 tuần và mất đi trước khi HBsAg mất. HBeAg dương tính trên 6 tuần được xem như nhiễm virus VGB mạn. Một số bệnh nhân virus VGB nhân lên, tế bào gan bị tổn thương, nhưng HBeAg âm tính là do hiện tượng đột biến gen.
|
Anti-HBe
|
Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg, xuất hiện sau khi kháng nguyên HBeAg mất, là bằng chứng cho thấy vi rút đã giảm hoặc mất trong máu.
|
HBV- AND
|
HBV-ADN là xét nghiệm khẳng định nhiễm virus VGB bằng kỹ thuật sinh học phân tử, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị HBV, là xét nghiệm đánh giá sự tồn tại và nhân lên của virus VGB. Kể cả khi có sự đột biến gen của virus VGB làm cho HBeAg âm tính, nhưng virus vẫn nhân lên hay là HBV-AND vẫn dương tính.
|
qHBsAg
|
qHBsAg (quantitative HBsAg): là một dấu ấn thường được sử dụng cùng với tải lượng HBV- DNA để phân loại bệnh nhân trong diễn biến tự nhiên của virus VGB, để theo dõi hiệu quả điều trị.
|
Xét nghiệm định lượng kháng nguyên qHBsAg và kháng thể AntiHBs bằng kỹ thuật miễn dịch trên máy ELISA tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn |
|
Xét nghiệm đo tải lượng virus VGB (HBV-DNA) bằng kỹ thuật sinh học phân tử trên máy Reatime PCR tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn
Việc theo dõi, đánh giá kết quả điều trị VGB ở trên bất kỳ bệnh nhân VGB mãn tính nào thì cũng rất cần thiết và bắt buộc. Tùy từng bệnh nhân mà bác sỹ hẹn 3 hay 6 tháng xét nghiệm định kỳ một lần và chỉ định làm các xét nghiệm: đơn giản nhấtlà Enzym gan, rồi chỉ định làm đến: HBeAg, Anti-HBe, qHBsAg, Anti-HBs, HBV-DNA.Ngoài ra bác sỹ còn chỉ định làm thêm các xét nghiệm sinh hóa máu khác, dấu ấnung thư gan, siêu âm gan.v.v…
Trong khi hy vọng các nhà khoa học sớm tìm ra thuốc điều trị khỏi VGB thì những bệnh nhân biết mình bị VGB mãn tính cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ và bảo vệ lá gan của mình. Còn đối với nhữngai chưa biết mình nhiễm virus VGB thì hãy đi khám sức khỏe định kỳ để biết mìnhcó bị nhiễm VGB mãn tính không? Nếu không nhiễm thì tiêm phòng, nếu không may nhiễm VGB mãn tính thì cũng không có gì lo ngại; chỉ cần theo dõi bệnh bằng cách đi khám bệnh VGB định kỳ, tuân thủ dùng thuốc kháng vi rút (nếu có chỉ định), thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ lá gan của mình.
BS. Nguyễn Thái Hồng
PGĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn