CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG ANTI-HBs TRONG TƯ VẤN PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B
Anti-HBs (Antibody-Hepatitis B surface) là kháng thể được hình thành để kháng lại HBsAg (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B), có tác dụng chống tái nhiễm vi rút VGB. Anti - HBs là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B (VGB) hoặc là kháng thể được hình thành sau khi nhiễm VGB, nhưng cơ thể đã tự đào thải được vi rút (HBsAg âm tính), bệnh tự khỏi.

Anti-HBs (Antibody-Hepatitis B surface) là kháng thể được hình thành để kháng lại HBsAg (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B), có tác dụng chống tái nhiễm vi rút VGB. Anti - HBs là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B (VGB) hoặc là kháng thể được hình thành sau khi nhiễm VGB, nhưng cơ thể đã tự đào thải được vi rút (HBsAg âm tính), bệnh tự khỏi.

1.  Ý nghĩa của Anti- HBs

Anti- HBs là Marker (dấu ấn) quan trọng trong chẩn đoán VGB, lượng Anti - HBs cho thấy mức độ hiện diện của kháng thể chống lại vi rút VGB trong cơ thể, giúp chúng ta có miễn dịch với VGB. 

2.  Anti-HBs sinh ra từ đâu?

Trường hợp thứ nhất:  Người chưa nhiễm VGB được tiêm đủ các mũi vắc xin VGB thì cơ thể sẽ sinh ra Anti - HBs. Nếu lượng Anti - HBs sinh ra trên 10mUI/ml  thì cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại nhiễm VGB; miễn dịch này được gọi là miễn dịch nhân tạo.

Trường hợp thứ hai:  Khi bị nhiễm vi rút VGB cấp tính (do chưa được tiêm phòng VGB) thì cơ thể sinh Anti - HBs để chống lại kháng nguyên HBsAg, nếu lượng Anti -HBs  sinh ra trên 10mUI/ml thì sẽ thải trừ  hết vi rút VGB ra khỏi cơ thể. Sau 6 tháng kể từ khi nhiễm VGB mà xét nghiệm có kết quả: HBsAg(-), Anti HBS>10mUI/ml thì được gọi là có miễn dịch tự nhiên với vi rút VGB.

3.  Các tình huống tư vấn xét nghiệm định lượng Anti - HBs

Có 03 tình huống:

Tình huống 1: Trẻ em< 01 tuổi đã tiêm 01 mũi vắc xin VGB sơ sinh 24h và tiêm đủ 03 mũi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (lúc dưới 01 tuổi), muốn biết lượng Anti - HBs là bao nhiêu? thì cần làm xét nghiệm này để xem có cần tiêm nhắc lại mũi 04 không?

Tình huống 2:  Người lớn đã tiêm phòng 03 mũi vắc xin VGB, thìcần làm xét nghiệm này để  biết lượngAnti- HBs là bao nhiêu? có cần phải tiêm nhắc lại mũi 04 không?

Tình huống 3: Người có tiền sử phơi nhiễm với VGB hoặc  được chẩn đoán VGB cấp (do chưa được tiêm phòng VGB), nay bệnh đã ổn định, thì cầnl àm xét nghiệm này muốn để biết có nhiễm VGB thực sự không và nếu nhiễm thật thì bệnh đã tự khỏi hay chưa hay là có đủ lượng Anti -HBs phòng được tái nhiễm VGB không?

4.  Tư vấn trước xét nghiệm

Tư vấn tiêm vắc xin VGB thì phải làm 2 xét nghiệm rất quan trọng là:

 Làm xét nghiệm test nhanh HBsAg:  Để xem có nhiễm VGB hay không? tuy nhiên xét nghiệm này chưa đủ cơ sở chắc chắn để tiêm phòng, bởi vì biết đâu trước kia đã nhiễm VGB rồi, nay tự khỏi do cơ thể đã sinh ra Anti -HBs đã loại hết vi rút VGB ra khỏi cơ thể. Do vậy để phục vụ cho mục đích tiêm phòng VGB thì cần làm thêm xét nghiệm định lượng Anti - HBs.

Làm xét nghiệm định lượng Anti - HBs: Để biết được có kháng thể Anti - HBs không, nếu có thì mạnh hay yếu. Có 02 tình huống tư vấn cho người đến tiêm phòng VGB là:

Tình huống 1:  Giúp người đến tiêm phòng đã bị nhiễm VGB biết có đủ lượng Anti - HBs không? tức là biết được miễn dịch tự nhiên của mình đến đâu?

Tình huống 2:  Giúp người đến tiêm phòng  biết hiệu quả của tiêm phòng các mũi VGB đã tiêm đến đâu? tức là biết được miễn dịch nhân tạo của mình đến đâu?

Ảnh: Xét nghiệm định lượng Anti-HBs bằng kỹ thuật ELISA  

tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn

5.  Tư vấn sau xét nghiệm Anti-HBs

5.1.              Đối với riêng kết quả Anti - HBs

Anti-HBs  âm tính: Hàm lượng Anti - HBs từ  0-10 mUI/ml  chứng tỏ không có tính bảo vệ, cần tiêm vắc xin VGB  3 mũi:

Mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên;

Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng;

Mũi 3 cách mũi 1:  6 tháng;

Có thể tiêm nhắc lại  mũi 4 sau 5 năm.     

Anti-HBs  dương tính: Nếu hàm lượng Anti-HBs  từ 10-100mUI/ml, chứng tỏ rằng đã có tính bảo vệ, nhưng còn khá yếu, cần tiêm phòng nhắclại 01 mũi vắc xin VGB. Nếu hàm lượng Anti-HBs lớn hơn 100mUI/ml, chứng tỏ rằng tính bảo vệ đã rất mạnh, không cần tiêm phòng vắc xin VGB nữa.

5.2.              Đối với  kết quả Anti-HBs và HBsAg

Nếu Anti-HBs và HBsAg đều âm tính: Có nghĩa là chưa bị nhiễm vi rút VGB, nhưng cũng chưa có kháng thể bảo vệ cơ thể do chưađược tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không hiệu quả. Bác sỹ chỉ định tiêm vắc xin phòng VGB luôn.

Nếu Anti- HBs âm tính, HBsAg dương tính: Chứng tỏ người bệnh đang trong giai đoạn VGB cấp tính, cơ thể chưa tạo ra được kháng thể chống lại kháng nguyên HBsAg. Trường hợp này không có chỉ định tiêm phòng VGB mà cần được tư vấn làm các xét nghiệm khác để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị VGB ngay.

Nếu Anti- HBs dương tính, HBsAg âm tính: Chứng tỏ đã có miễn dịch chống lại VGB; tuy nhiên phải địnhl ượng Anti-HBs  xem ở mức nào để có phải chỉ định tiêm phòng VGB mũi nhắc lại không?

6.  Làm thế nào để duy trì lượng Anti-HBs

Thông thường thì nếu như tiêm đủ mũi cơ thể sẽ hình thành được kháng thể và giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của vi rút VGB. Tuy nhiên, để duy trì kháng thể tốt nhất thì có thể là 15-12 năm chúng ta nên đi định lượng kháng thể VGB một lần, nếu  lượng kháng giảm đi thì cần phải tiến hành tiêm nhắc lại để có thể đảm bảo đảm bảo được kháng thể chống lại VGB.

Bs. Nguyễn Thái Hồng


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 234
  • Trong tuần: 10 104
  • Tất cả: 1169938
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập